10c1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

10c1

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Latest topics

» Liều quá ! !
by ßu*o*j Sat Oct 08, 2011 10:38 pm

» GIẬN MỘT NGỪỜI
by snowy Thu Oct 06, 2011 8:45 pm

» 19 điều cần thiết cho bạn thêm trưởng thành
by lamthienthy...3@ Sun Oct 02, 2011 10:15 am

» 20 điều về bạn
by lamthienthy...3@ Sun Oct 02, 2011 10:12 am

» ..........YOU & ME..........
by lamthienthy...3@ Sun Oct 02, 2011 10:10 am

» sinh nhật pe' pik
by lamthienthy...3@ Sun Oct 02, 2011 10:05 am

» ảnh chi " tự sướng"
by lamthienthy...3@ Sun Oct 02, 2011 9:59 am

» chờ...........
by lamthienthy...3@ Sun Oct 02, 2011 9:57 am

» những lời mún nói....
by lamthienthy...3@ Sun Oct 02, 2011 9:56 am

» Nó ở chính bạn...
by lamthienthy...3@ Sun Oct 02, 2011 9:54 am

» mô phật:anh yêu em
by ßu*o*j Fri Sep 30, 2011 7:52 pm

» mật ngữ 12 chòm sao
by snowy Sat Sep 17, 2011 7:54 pm

» tên của bạn được đánh vần như thế nào???
by snowy Sat Sep 17, 2011 7:26 pm

» mua thuốc bắc...................
by ßu*o*j Sat Sep 10, 2011 2:34 pm

» khoe khoang....................
by ßu*o*j Sat Sep 10, 2011 2:27 pm

» cười đi nào..............
by ßu*o*j Sat Sep 10, 2011 2:26 pm

» ko cưòi cũng fai? cưòi
by ßu*o*j Sat Sep 10, 2011 2:16 pm

» cung cấp ngày sinh nhật của các mem C1 đi.
by ßu*o*j Sat Sep 03, 2011 9:52 pm

» 1 câu chuyện cảm động và 1 bài hát hay
by snowy Sat Aug 20, 2011 7:53 pm

» cố vấn.................
by ßu*o*j Sat Aug 20, 2011 2:21 pm


You are not connected. Please login or register

 ĐỀ CƯƠNG HOÁ HỌC 9 

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1  ĐỀ CƯƠNG HOÁ HỌC 9  Empty  ĐỀ CƯƠNG HOÁ HỌC 9  Sun May 22, 2011 10:28 am

ßu*o*j

ßu*o*j
Admjn
Admjn


 ĐỀ CƯƠNG HOÁ HỌC 9 
Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au


I.TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT
1. oxit axit:
a. tác dụng với nước → dung dịch axit (làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ)
VD: CO2 + H2O → H2CO3
* Phản ứng tương tự với những oxit: SO2, SO3, N2O5, P2O5….
* không tác dụng được với: SiO2….
b. tác dụng với bazơ → muối axit + H2O (hoặc chỉ tạo thành muối trung hoà)
VD: 1. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
* phản ứng tương tự với: SO2, P2O5….
2. CO2 + NaOH → NaHCO3
½ ≤ nCO2 ≤ 1
nNaOH
c. tác dụng với oxit bazơ → muối
VD: MgO + SO3 → MgSO4
2. oxit bazơ:
a. tác dụng với nước → dung dịch bazơ (làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh)
*oxit bazơ tác dụng được: CaO, BaO, K2O, Na2O
* oxit bazơ không tác dụng được: Al2O3, FeO, Fe2O3, Fe3O4,….
VD: CaO + H2O → Ca(OH)2
b. tác dụng với axit → muối + H2O
VD: Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
c. tác dụng với oxit axit → muối
* oxit bazơ tác dụng được: CaO, BaO, K2O, Na2O
VD: CaO + CO2 → CaCO3
*oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO, BeO, PbO, Cr2O3…
*oxit trung tính: CO, NO…

II. TÍNH CHẨT HOÁ HỌC CỦA AXIT:
a. làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ
b. tác dụng với kim loại → muối + H2↑
* axit (HCl và H2SO4 loãng) tác dụng với những kim loại đứng trước (H) trong dãy hoạt động hoá học của kim loại tạo thành muối và giải phóng khí H2.
VD: 2HCl + Fe → FeCl2 + H2↑
3H2SO4 (loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2↑
* H2SO4 đặc và HNO3 tác dụng với hầu hết các kim loại không giải phóng khí H2 mà giải phóng SO2, NO, NO2…
VD: Cu + 2H2SO4 (đặc) t˚→ CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
*tính háo nước:
VD: C12H22O11 H2SO4 đặc → 11H2O + 12C
c. tác dụng với bazơ → muối + H2O
VD: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O
* phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hoà.
d. tác dụng với oxit bazơ → muối + H2O
VD: CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O
e. tác dụng với muối → muối mới + axit mới
* điều kiện tác dụng: + 2 chất tham gia đều là dung dịch
+ các chất tạo thành phải có 1 chất ↓ hoặc ↑
VD: HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl
*nhận biết gốc SO4 bằng dung dịch có nguyên tố Ba để tạo kết tủa trắng BaSO4
f. phản ứng nhiệt phân
một số axit t˚→ oxit axit + H2O
VD: H2SO4 t˚ cao→ SO3 + H2O
2HNO3 80˚C→ 2NO2 + H2O + ½ O2
* axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4, HClO
* axit yếu: H2S, H2CO3, H2SO3, H3PO4

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ:
a. làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh
* dung dịch phenolphthalein không màu thành màu đỏ
b. tác dụng với oxit axit → muối + H2O
* điều kiện: bazơ tan
VD: 3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2 + 3H2O
c. tác dụng với axit → muối + H2O
* phản ứng giữa bazơ và axit được gọi là phản ứng trung hoà
VD: KOH + HCl → KCl + H2O
d. bị nhiệt phân huỷ t˚→ oxit bazơ + H2O
* điều kiện: bazơ không tan
VD: Fe(OH)2 t˚→ FeO + H2O (không có không khí)
2Al(OH)3 t˚→ Al2O3 + 3H2O
* DẠNG ĐẶC BIỆT:
e. tác dụng với kim loại → muối + H2↑
* một số nguyên tố lưỡng tính như Zn, Al, Cr….phản ứng với dung dịch kiềm.
VD: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2↑
f. tác dụng với bazơ → muối + H2O
* một số hiđroxit lưỡng tính (Al(OH)3, Zn(OH)2) tác dụng vz kiềm:
VD: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
g. tác dụng với oxit bazơ → muối + H2O

IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI:
a. tác dụng với kim loại → muối mới + kim loại mới
* điều kiện: kim loại đứng trước (trừ Na, K, Ca…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng
VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
b. tác dụng với axit → muối mới + axit mới
* điều kiện: + chẩt tham gia: đều là dung dịch
+ chất tạo thành: có một chất ↑ hoặc ↓ hoặc axit yếu hơn axit tham gia phản ứng
VD: AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
c. tác dụng với bazơ → muối mới + bazơ mới
*điều kiện: giống (b)
VD: FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3↓ (màu nâu)
d. tác dụng vơi muối → 2 muối mới
*điều kiện: một hoặc cả 2 muối tạo thành phải ↓
VD: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
e. nhiệt phân muối
* điều kiện: KClO3, KMnO4, CaCO3
VD: CaCO3 900˚C→ CaO + CO2↑
2KMnO4 t˚→ K2MnO4 + O2+ MnO2
2KClO3 t˚→ 2KCl + 3O2
* PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI:
K.n: phản ứng trao đổi là phản ứng hoá học, trong đó 2 hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
điều kiện: + chất tham gia: đều là dung dịch
+ chất tạo thành: có một chất ↑ hoặc ↓
VD: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

V. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI:
1. tính chất vật lý:
- có ánh kim, dễ dát mỏng - dễ kéo sợi, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
2. tính chất hoá học:
a. tác dụng với oxi → oxit bazơ
VD: 3Fe + 2O2 t˚→ Fe3O4
b. tác dụng với phi kim khác → muối
VD: 2Na + Cl2 t˚→ 2NaCl
* hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt….) phản ứng với oxi ở t˚ thường hoặc t˚ cao, tạo thành oxit (thường là oxit bazơ). Ở t˚ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.
c. tác dụng với axit → muối + H2↑
VD: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑
*điều kiện: + HCl và H2SO4 (loãng): kim loại phải đứng trước (H)
+ H2SO4 (đặc) và HNO3 tác dụng được với mọi kim loại trừ Pt và Au.
+ H2SO4 (đặc, nguội) và HNO3 (đặc, nguội) không phản ứng với Al và Fe.
d. tác dụng với muối → muối mới + kim loại mới
* điều kiện: kim loại mạnh đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng [Trừ các kim loại phản ứng được với nước (Na, K, Ca…)]
VD: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓
* NGOÀI RA:
e. tác dụng với H2O → dung dịch bazơ + H2↑
*điều kiện: Na, Ba, K, Ca.
VD: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
f. tác dụng với bazơ và oxit bazơ → muối + H2↑
*điều kiện: chỉ xét phản ứng với Al, Zn…
VD: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

VI. DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI:
1.Độ hoạt động hoá học của kim loại giảm dần:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au
[ khi nào may áo giáp sắt phải hỏi cửa á âu ]
2. ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học kim loại:
- mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải
- Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2↑
- Kim loại đứng trước (H) phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 (loãng)....) giải phóng khí H2↑
- kim loại đứng trước (trừ Na, K….) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
* lưu ý: H2 không khử được các oxit kim loại của kim loại hoạt động hoá học mạnh từ Al trở về trước.

VII. TÍNH CHẤT CỦA NHÔM:
1. tính chất vật lý:
- kim loại màu trắng có ánh kim, nhẹ, dẫn điện tốt, t˚ nc: 660˚C
- có tính dẻo, dễ dát mỏng.
2. tính chất hoá học:
a. tác dụng với oxi t˚ → nhôm oxit
VD: 4Al + 3O2 t˚→ 2Al2O3
b. tác dụng với phi kim khác t˚→ muối nhôm
VD: 2Al + 3Cl2 t˚→ 2AlCl3
*điều kiện: S, Cl2…
c. tác dụng với axit → muối nhôm + H2↑
*điều kiện: không tác dụng với H2SO4 (đặc. nguội) và HNO3 (đặc, nguội)
VD: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2↑
d. tác dụng với muối → muối nhôm + kim loại mới
VD: 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu↓

VIII. TÍNH CHẤT CỦA SẮT:
1. tính chất vật lý:
- kim loại có màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém nhôm, t˚ nc: 1539˚C
- có tính dẻo nên dễ rèn, là kim loại nặng.
2. tính chất hoá học:
a. tác dụng với oxi → oxit sắt từ
VD: 3Fe + 2O2 t˚→ Fe3O4 (nâu đen)
b. tác dụng với phi kim khác
VD: 2Fe + 3Cl2 t˚→ 2FeCl3
*điều kiện: S, Cl2, Br…
*chú ý: khi tác dụng với phi kim, sắt thể hiện hoá trị III
c. tác dụng với axit → muối sắt(II) + H2↑
*điều kiện: không tác dụng với H2SO4 (đặc, nguội) và HNO3 (đặc, nguội)
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
d. tác dụng với muối → muối sắt (II) + kim loại mới
VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

IX. HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP.
k.n: hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc hỗn hợp kim loại và phi kim. Hợp kim của sắt có nhiều ứng dụng là gang và thép.
Nguyên tắc sx gang, thép: (1) nguyên tắt sx gang: dùng C khử oxit sắt ở t˚ cao trong lò nung
(2) nguyên tắc sx thép: loại khỏi gang phần lớn các nguyên tố C,Si,Mn,P,S…

X. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI:
k.n: sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại, hợp kim trong môi trường tự nhiên









https://c1pro.123.st

2  ĐỀ CƯƠNG HOÁ HỌC 9  Empty Re:  ĐỀ CƯƠNG HOÁ HỌC 9  Wed May 25, 2011 2:23 pm

lamthienthy...3@

lamthienthy...3@

Thành viên 4 sao
Thành viên 4 sao

trời nước đất
  ĐỀ CƯƠNG HOÁ HỌC 9  650269930

3  ĐỀ CƯƠNG HOÁ HỌC 9  Empty Re:  ĐỀ CƯƠNG HOÁ HỌC 9  Wed May 25, 2011 8:47 pm

ßu*o*j

ßu*o*j
Admjn
Admjn

sao pó tay

https://c1pro.123.st

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết